Có Nên Dùng Khung Sắt Kính Cường Lực Tại HCM

Có Nên Dùng Khung Sắt Kính Cường Lực Tại HCM

Ngày đăng: 29/04/2022 11:11 PM

    Đặc điểm của kính cường lực

    Kính cường lực là kính thông thường được gia tăng nhiệt độ đến ngưỡng nhiệt độ 680-700 độ C. Sau đó sẽ được làm nguội nhanh bằng làm mát. Do vậy, kính cường lực có những đặc điểm sau:

    Độ chịu lực
    Kính cường lực có khả năng tạo hình thành những khối cong thẩm mỹ trong quá trình gia nhiệt giúp ứng dụng của kính trong kiến trúc và gia dụng trở nên phổ biến hơn rất nhiều.
    Độ bền: Kính cường lực có độ bền khá cao, nó có tính chịu lực cao gấp 4-5 lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Độ bền này do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại, làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn giúp cho kính chịu được dư chấn lớn và va đập mạnh.

    Xưởng Kính Cường Lực Anh Tuấn

    Xưởng Kính Cường Lực Anh Tuấn

    Độ chịu nhiệt: Kính cường lực có khả năng chịu suất nhiệt rất tốt. Cụ thể nó có khả năng chịu được những thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ cao gấp 3 lần so với kính thường. Kính thường là vật liệu giòn bị vỡ ngay cả khi áp lực căng kéo thấp nhất. Áp lực căng kéo tác động lên bề mặt có thể do tấm kính bị uốn cong hay do thay đổi nhiệt độ. Sự thay đổi nhiệt độ khoảng 40-50 oC đủ để làm kính thường vỡ. Nhưng với kính cường lực nó có thể chịu được sự thay đổi đột ngột lên đến 150oC mà không bị vỡ. Điều này là hết sức quan trọng đối với kính kiến trúc dùng ở mặt tiền, đặc biệt là ở các khu mắt cửa.
    Độ an toàn: Một tính năng rất quan trọng của kính cường lực đó là sự an toàn. Nếu kính thường bị vỡ thường tạo ra những mảnh vỡ to và sắc, có nguy cơ gây sát thương thì kính cường lực bị vỡ lại tạo thành những mảnh tròn nhỏ riêng biệt, cạnh không sắc, không nhọn, do đó không có khả năng gây sát thương có con người và làm hỏng đồ đạc. Ngoài ra, kính còn có khả năng thoát hiểm cho con người trong các tòa nhà khi xảy ra hỏa hoạn. Vì vậy rõ ràng quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn, tăng các đặc tính cơ học cho kính kiến trúc và kính nội thất.
    Độ xuyên sáng: Chất liệu kính cường lực còn lấy sáng tốt cùng với những giải pháp cộng thêm kính có thể cách âm, cách nhiệt, phản nhiệt, làm giảm bức xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời, giảm khoảng 50% nhiệt lượng thất thoát.

    Ưu điểm của kính cường lực

    Do kính cường lực có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chịu va đập tốt nên kính cường lực được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng làm vách kính ngăn văn phòng, cửa kính thủy lực, kính ốp bếp, cabin tắm, cầu thang kính…

    Kính cường lực khi bị vỡ sẽ tạo thành các hạt nhỏ với kích thước khoảng 1x1cm khó gây sát thương cho con người. Ngoài ra việc sử dụng kính cường lực trong các tòa chung cư hiện nay còn có khả năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

    Kính cường lực tạo sự sang trọng, tinh tế và chuyên nghiệp cho các công trình xây dựng

    Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

     ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA KÍNH CƯỜNG LỰC 

    – Tỷ trọng: 2500Kg/m3, với tỷ trọng này các bạn hình dung kính cường lực nặng tương đương bê tông cốt thép. Từ đó ta có thể suy ra 1m2 kính cường lực nặng như sau:

    + Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 5mm: 12.5KG

    + Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 8mm: 20.0KG

    + Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 10mm: 25.0KG

    + Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 12mm: 30.0KG

    + Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 15mm: 37.5KG

    + Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 19mm: 47.5KG

    – Sức chịu nén Kính tiêu chuẩn: 25mm cube: 248 Mpa (248 x 106 Pa). Với Kính cường lực gấp 4-5 lần

    – Sức căng/Mức độ rạn nứt: chịu tải 19.3 to 28.4 Mpa. Đối với Kính cường lực gấp 4-5 lần

    – Tỉ lệ độ cứng – theo tỉ lệ Moh Kính tiêu chuẩn 5.5. Đối với Kính cường lực gấp 4-5 lần

    – Kính cường lực bị vỡ ở nhiệt độ 250ºC

    – Độ bền hóa học

    Với các loại axít Kính chịu được gần hết ngoại trừ hydrofluoric và ở nhiệt độ cao, phosphoric. Tuy nhiên, chất kiềm sẽ tác động lên bề mặt kính. Khi lắp kính vào khung bê tông, chất kiềm phát sinh từ bê tông do mưa gió lâu ngày có thể sẽ ngấm vào bề mặt kính làm cho kính bị ố hoặc ăn mòn bề mặt kính. Sắt thép để ngoài trời bị tác động bởi thời tiết nên sinh ra dung dịch sulphate, chất này bám vào kính sẽ rất khó lau chùi. Chính vì thế, điều quan trọng là một khi những chất như thế chảy ra sẽ không thể nào lau sạch được mặt kính. Nếu như gặp phải trường hợp này thì nhanh chóng lau chùi những  chất gây ố đó càng sớm càng tốt.

    QUY TRÌNH SẢN XUẤT KÍNH CƯỜNG LỰC 

    Rất nhiều người trong chúng ta đã được nghe và chạm tay vào kính cường lực nhưng để làm ra sản phẩm Kính cường lực như thế nào chắc ít ai để ý. Chúng tôi xin giới thiệu để các bạn hiểu rõ quy trình sản xuất kính cường lực như sau:

    Bước 1 – Cắt kính: Tấm kính nguyên bản sẽ được cắt tự động theo kích thước mong muốn

    Bước 2 – Mài kính tự động: Sau khi tấm kính được cắt theo kích thước mong muốn sẽ được máy mài tự động các góc cạnh để đảm bảo an toàn và độ thẩm mỹ

    Bước 3 – Mài kính thủ công: Nếu các tấm kính có số lượng ít và có kích thước hình học phức tạp sẽ được đem mài thủ công

    Bước 4 – Khoan lỗ: Đối với các tấm kính có thiết kế khoan các lỗ trên tấm kính sẽ được mài tự động nếu số lượng nhiều và mài bán tự động nếu số lượng ít và có hình thù phức tạp

    Bước 5 – Gia công kính thành kính cường lực: Cuối cùng khi đã có tấm kính với kích thước như mong muốn, tấm kính sẽ được máy vận chuyển vào lò gia nhiệt, tấm kính sẽ được gia nhiệt  ở nhiệt độ khoảng từ 680 độ – đến 700 độ, sau đó được làm nguội nhanh bằng khí mát trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào chiều dày vào màu sắc kính.

    KÍNH CƯỜNG LỰC CHỊU LỰC NHƯ THẾ NÀO?

    Nhìn trực quan thì kính cường lực cứng đến nỗi nếu cầm chày (không phải búa sắt) đập vào bề mặt kính có độ dày 12mm – 19mm thì gần như không thể vỡ.

    – Về hình ảnh, qua thử nghiệm 2 người (tổng trọng lượng khoảng 130 kg) đứng lên 1 tấm kính dày chỉ 6ly.

    – Về mặt kỹ thuật: Ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm là trên 81 Mpa (tức là >810 Bar).

    Để tiện so sánh, với áp suất của lốp sau xe máy là 2,5 Bar (thường gọi là 2,5 kg). Trong khi đó ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm lên đến 810 Bar (gấp hơn 300 lần).

    KÍNH CƯỜNG LỰC CÓ BAO NHIÊU LOẠI? 

    Việc phân loại kính cường lực có nhiều phương pháp, cách thức khác nhau ta có thể chia ra làm mấy loại như sau:

    – Phân loại theo độ dày: Kính cường lực 5mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm,…

    – phân loại theo màu sắc: Hiện nay trên thị trường kính cường lực có đủ màu sắc cho quý khách lựa chọn như màu trắng trong, màu xanh lam, xanh lá…

    – Phân loại theo công năng sử dụng: Kính cửa thủy lực, kính dùng làm vách ngăn, kính dùng làm lan can, kính dùng làm mái kính, kính dùng làm cabin phòng tắm…

    Nhà Đẹp DHB luôn cố gắng mang lại cho quý vị những sản phẩm chất lượng và kinh nghiệm bổ ích.

    Đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí và nhiệt tình nhất.


    mái kính khung sắt

    Ưu điểm của Khung Sắt Mái Kính Của Anh Tuấn:

    Tiết kiệm chi phí. Chi phí xây dựng một dự án bằng thép thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng bê tông cốt thép. Việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí. 

    Thời gian thi công nhanh. Đối với những ngôi nhà quy mô nhỏ, yêu cầu thời gian xây dựng phải nhanh chóng. Quá trình chuẩn bị cho xây dựng nên thực hiện càng hiệu quả càng tốt, để tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc sử dụng khung thép có thể đáp ứng được nhu cầu này. 

    Linh hoạt và tiện lợi. Việc sử dụng khung thép để tạo những không gian mới trong nhà ở là việc không còn xa lạ. Khung thép có thể được lắp đặt vào các kết cấu sẵn có, sau đó bố trí thêm các vật dụng nội thất như trong hình trên, ngay lập tức góc phòng đã biến thành một không gian nghỉ ngơi vô cùng thoải mái, rất ấn tượng phải không nào? 

    Kết cấu gọn, nhẹ. Không giống như bê tông và gỗ, khung thép không chiếm nhiều không gian, do đó căn phòng trong nhà bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng hơn. Điều này rất phù hợp với những bạn yêu thích phong cách hiện đại tối giản cho ngôi nhà tương lai. 

    Khả năng chống ẩm mốc cao. Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái. 

    Khả năng tạo hình không giới hạn. Việc sử dụng thép làm khung nhà ở cho phép hiện thực hóa những ý tưởng trang trí nhà ở không giới hạn của bạn. Bởi vì độ bền của thép tốt hơn bê tông, gỗ, và những vật liệu sử dụng làm khung nhà thông thường.

    Nhược điểm của nhà khung thép:

    Dể bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm. Với môi trường ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nơi môi trường bị xâm thực thì sẽ xảy ra hiện tượng thép bị gỉ dẫn tới bào mòn, phá hoại công trình. 

    Khả năng chịu lửa thấp. Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo, mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ  dán. fef- Độ bền tương đối. Nhà khung thép giải quyết nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công tình nhà khung thép có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông. 

    Chi phí bảo dưỡng tương đối cao. Nhà khung thép hoàn toàn có độ bền đảm bảo, tuy nhiên, chi phí bảo dưỡngHiện nay nhà khung thép đang được ứng dụng ngày càng phổ biến. Tại các công trình xây dựng nhà xưởng, nhà kho, trung tâm thương mại, công trình cao tầng… Vậy công trình nhà ở dân dụng có nên làm nhà khung thép hay không? Hãy cùng Seico tìm câu trả lời trong bài chia sẻ sau.

    Nhà khung thép là gì? Ưu nhược điểm của nhà khung thép

    Nhà khung thép là gì?

    Nhà khung thép là kiểu nhà được xây dựng với khung và vật liệu bằng thép, việc lắp đặt được tiến hành dựa theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Khi thi công nhà khung thép gồm 3 giai đoạn chính : Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Bộ khung nhà khung thép gồm có : cột, tường, dầm sàn.

    Ưu nhược điểm của nhà khung thép

    Để đưa ra quyết định có nên làm nhà khung thép hay không ? Bạn nên tìm hiểu kỹ các đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của loại hình xây dựng này. Seico đưa đến bạn một vài ưu nhược điểm điển hình của nhà khung thép như sau :

    Ưu điểm

    • Chi phí thấp
    • Thiết kế linh hoạt
    • Thời gian thi công nhanh
    • Kết cấu gọn nhẹ
    • Độ bền cao
    • Thân thiện với môi trường

    Nhược điểm

    • Khả năng chịu lửa kém
    • Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nắng nóng
    • Chi phí bảo dưỡng khá cao

    Tuy nhiên, những nhược điểm trên đều được khắc phục nhờ công nghệ tiên tiến hiện nay. Đối với khung thép mà dễ bị ăn mòn do các yếu tố bên ngoài tác động. Giải pháp khắc phục chính là tăng độ chống ăn mòn bằng cách mạ gang, mạ nhôm. Giải pháp này cũng góp phần làm giải chi phí bảo dưỡng cho nhà khung thép. Ngoài ra, có thể bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông để tăng khả năng chịu lửa.

     

    Nhà ở dân dụng có nên làm nhà khung thép không?

    Có rất nhiều chủ đầu tư lớn cũng đã lựa chọn làm nhà khung thép cho công trình xây dựng của mình. Đến hiện nay, các công trình đó vẫn luôn tồn tại. Tất cả khẳng định độ bền chắc, chất lượng lâu dài của nhà khung thép.

    Seico cũng như bạn đều dễ dàng nhận thấy. Nhà khung thép khắc phục được nhiều hạn chế của nhà bê tông cốt thép truyền thống. Giúp giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công trình xây dựng nhà khung thép có độ bền, vững chắc kém hơn so với nhà bê tông cốt thép. Chính vì vậy, lựa chọn có nên làm nhà khung thép hay không còn dựa trên các yếu tố như sở thích, nhu cầu, cũng như kinh phí của bạn.

    Công trình nhà khung thép rất phù hợp cho các công trình nhà mặt phố kinh doanh, làm văn phòng, nhà hàng… Chủ yếu sử dụng vào việc kinh doanh ăn uống, dịch vụ thì hoàn toàn sử dụng tốt hình thức nhà khung thép. Và một số công trình nhà ở tại các khu vực thời tiết ôn hòa, ít nắng nóng. Khi làm nhà khung thép sẽ giúp giải quyết bài toán kinh tế của bạn.

    Dù bạn làm nhà khung thép cho bất kỳ công trình nào. Seico khuyên bạn trong quá trình sử dụng. Bạn cần trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và cầu thang thoát hiểm. Những khi không may có hỏa hoạn cẩn thận để tăng độ an toàn của công trình.

     

    Một số lưu ý kết cấu công trình khi bạn quyết định làm nhà khung thép

    Sau những lượt tham khảo tìm hiểu có nên làm nhà khung thép hay không. Việc đầu tiên bạn cần chú ý là những công tác chuẩn bị chu đáo cho công trình xây dựng của mình. Sau đây là một số chi tiết Seico khuyên bạn nên chú trọng.

    • Móng: Nhà khung thép vẫn nên sử dụng hệ móng bê tông cốt thép. Bởi nó giúp truyền tải trọng bên trên xuống bên dưới. Móng có thể là móng đơn, móng bè, móng băng tùy vào địa chất và tải trọng bên trên của công trình
    • Bu lông móng: Thường các công trình sẽ sử dụng bu lông khi đường kính từ M22 trở lên. Bu lông móng thường được đặt sẵn vào hệ móng trước khi đổ bê tông xuống. Có tác dụng liên kết hệ móng bê tông bê tông cốt thép và cột thép. Đây là một trong những bước quan trọng nhất của công trình nên cần độ chính xác cao.
    • Cột: cấu tạo từ thép hình chữ H hoặc cột tròn
    • Dầm: thường là dầm chữ I (i)
    • Vì kèo: Được kỹ sư thiết kế để vượt nhịp khẩu độ lớn từ 30-50m. Vì kèo có thể cấu tạo bằng dầm thép hình thay đổi tiết kiện hoặc cấu tạo dạng dàn. Vỉ kèo có thể có dạng vòm hoặc dạng chéo, độ đốc từ 5% - 15%.
    • Cột, vì kèo, dầm thép liên kết với nhau bởi các bu lông có cường độ cao thông qua các tai và các bản mã liên kết.
    • Xà gồ: có khoảng cách từ 1– 1,4m, được liên kết với vì kèo bằng bu lông móng qua những bản mã hàn sẵn trên kèo. Xà gồ có rất nhiều loại như chữ U, C, Z…
    • Mái tôn: Sử dụng theo nhu cầu của chủ công trình. Có nhiều lựa chọn như loại cách nhiệt, chống ồn…
    • Tường vây bao xung quanh
    • Thưng: Phần bao che xung quanh nhà từ tường xây lên mái nhà
    • Giằng đầu hồi, giằng xà gồ, giằng mái: Là hệ giằng được thiết kế để tăng khả năng liên kết khung, đảm bảo độ ổn định của cả hệ kết cấu khung thép trong quá trình thi công cũng như sử dụng
    • Máng thu nước: Máng đặt ở 2 bên mái dốc đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống
    • Ống thoát nước: làm nhiệm vụ thoát nước từ máng thu nước xuống cống thoát nước
    • Cột thu sét: nhằm đảm bảo an toàn cho nhà khung thép